Q: 2021 được dự đoán sẽ là thời điểm phục hồi và tăng tốc của các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh sau một thời gian dài gián đoạn bởi ảnh hưởng của dịch bệnh. Điều này có lạc quan so với tình hình thực tế, thưa ông?
Cho đến thời điểm hiện tại, đại dịch Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và xuất hiện các tâm dịch mới tại các quốc gia như Ấn Độ, Campuchia, Thái Lan. Tuy nhiên, hệ quả của nó là điều không thể bàn cãi như sự gián đoạn chuỗi cung ứng, sản xuất ngưng trệ, thiếu hụt nguồn vốn lưu động và suy giảm doanh số nghiêm trọng. Để giảm thiểu tác động tiêu cực, doanh nghiệp, tổ chức và các quốc gia đều có những chiến lược đổi mới, sáng tạo và ứng dụng công nghệ để chuyển đổi mô hình vận hành, kinh doanh, dẫn đến tổng chi tiêu cho CNTT toàn cầu năm 2020 ước tính đạt xấp xỉ 3.700 tỷ USD (Gartner). Ở một khía cạnh nào đó, theo tôi đại dịch đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp trên toàn cầu mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Việt Nam là một trong những ngoại lệ hiếm hoi vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng dương, môi trường kinh tế - xã hội – chính trị ổn định đồng thời kiểm soát dịch bệnh thành công. Theo World Bank, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4.5% trong quý 1/2021 và chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,1% so cùng kỳ năm trước. Do đó, 2021 vừa là cơ hội vừa là thách thức với các doanh nghiệp để tái cấu trúc, sắp xếp lại bộ máy và tìm ra động lực tăng trưởng mới nhờ công nghệ, đặc biệt là trong việc phân bổ xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.
Q: Như vậy công nghệ, đặc biệt là kiến trúc hạ tầng công nghệ thông tin sẽ giữ vai trò gì trong bình thường tiếp theo?
Công nghệ mới sẽ thúc đẩy sắp xếp lại các hoạt động sản xuất, tối ưu quá trình vận hành, nâng cao trải nghiệm cho người dùng đầu cuối từ đó xây dựng mô hình doanh nghiệp bền bỉ, sẵn sàng thích nghi với mọi thay đổi. Theo Accenture, 6 xu hướng mới sẽ giúp các doanh nghiệp định hình và xây dựng mô hình doanh nghiệp bền bỉ là: Vận hành mọi nơi, Hạ tầng tối ưu, Vận hành xuyên suốt, Cải tiến hoạt động lõi, Đám mây phân tán, Đa dạng kỹ năng vs. Chuyên biệt hoá nhiệm vụ. Trong đó xu hướng Hạ tầng tối ưu sẽ định hình sự dịch chuyển từ "cơ sở hạ tầng và hoạt động" sang "tích hợp và hoạt động". Các lựa chọn cơ sở hạ tầng khác nhau như điện toán đám mây, điện toán biên… có thể áp dụng cho các vị trí và khối lượng công việc khác nhau để gia tăng tính bền bỉ, ổn định và bảo mật cho toàn bộ hệ thống.
Khảo sát thực hiện bởi Tech Research Asia đã chỉ ra một con số đáng ngạc nhiên, 1100 giám đốc công nghệ của các tập đoàn, doanh nghiệp khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đều chọn Điện toán biên là nhiệm vụ ưu tiên cho 12 tháng tiếp theo. Điều này khẳng định tính đúng đắn, cấp thiết của xu hướng này trong bối cảnh bình thường tiếp theo.
Q: Với kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực quản trị năng lượng và tự động hoá, ông đánh giá như thế nào về việc triển khai điện toán biên ở Việt Nam?
Điện toán biên hiện đã có mặt trong nhiều chiến lược của quốc gia. Gần đây nhất, thủ tướng đã ban hành Danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Điện toán biên là một trong những danh mục công nghệ ưu tiên của lĩnh vực công nghệ số. Ngoài ra, về mặt ứng dụng thực tế, có thể kể đến ví dụ một số doanh nghiệp, hộ gia đình tại tỉnh Long An, Việt Nam đã sử dụng Drone được lập trình cho các hoạt động như phun thuốc trừ sâu, giám sát diện tích canh tác, nhờ đó giảm thất thoát lúa gạo và tài nguyên sử dụng đồng thời bảo vệ sức khoẻ người canh tác hiệu quả hơn.
Q: Vậy để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc triển khai điện toán biên, hiện Schneider Electric đang phát triển các giải pháp của mình như thế nào?
Tính đột phá và chiến lược triển khai, cung cấp các giải pháp điện toán biên của Schneider tại Việt Nam tập trung đảm bảo hai yếu tố: Đơn giản và Chắc chắn trong quá trình thiết kế, triển khai và quản lí hệ thống biên với các giải pháp trọng điểm: EcoStruxure™ Micro Data Centers, APC Smart-UPS Lithium-ion, EcoStruxure™ IT.
Đặc biệt, chúng tôi vừa ra mắt giải pháp tiểu trung tâm dữ liệu 43U thuộc dòng EcoStruxure Micro Data Center C-series với khả năng triển khai chỉ trong vài tuần. Nhờ vào việc tích hợp tất cả giải pháp vào trong một tủ rack duy nhất được thiết kế tinh gọn, giải pháp này có chi phí đầu tư thấp hơn 48% so với việc lắp đặt trung tâm dữ liệu truyền thống vì có thể cắt giảm các hạ tầng phụ trợ. Đồng thời, doanh nghiệp còn có thể giám sát tập trung các thiết bị hạ tầng như theo dõi tình trạng UPS, tình trạng thiết bị làm lạnh… trên một màn hình HMI duy nhất của sản phẩm, mang đến khả năng quản trị an toàn và bảo mật từ khắp mọi nơi.