Tự động hóa công nghiệp - hơn cả một xu hướng
- Trong bối cảnh doanh nghiệp vẫn khắc phục và đối mặt với tác động của dịch bệnh, tự động hóa có thể trở thành điều cần thiết trong doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam không, thưa ông?
- Theo tôi, quá trình chuyển đổi tự động hóa trong doanh nghiệp không thể tránh khỏi tác động của dịch bệnh. Tuy nhiên, điều này lại giúp đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi kỹ thuật số, tạo ra các công ty tương lai linh hoạt và có thể hoạt động trong các tình huống đa dạng. Đó cũng là động lực thôi thúc Schneider Electric phát triển các giải pháp công nghệ cao. Nhìn chung, nguyên nhân khiến các công ty sản xuất chưa sẵn sàng chuyển đổi là hạn chế về thời gian, nguồn vốn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh số hóa và tự động hóa khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi.
Ông Đồng Mai Lâm, Tổng giám đốc Schneider Electric Việt Nam và Campuchia.
- Đối mặt những hạn chế về thời gian, nguồn vốn, doanh nghiệp sản xuất nhất thiết phải triển khai quy trình này?
- Việc triển khai tự động hoá không chỉ giúp doanh nghiệp vượt qua hậu quả từ dịch bệnh mà còn chủ động đối phó những biến cố tương tự trong tương lai.
Triển khai tự động hoá, đặc biệt là Internet vạn vật (IoT) giúp loại bỏ tối đa sai sót trong sản xuất. Các giải pháp tự động hóa như robotics, IoT với khả năng hoạt động ổn định 24x7 còn giúp doanh nghiệp đẩy mạnh chuỗi cung ứng, đưa ra quyết định về cách thức vận hành tại từng giai đoạn, phương pháp sản xuất hiệu quả và nhanh chóng hơn.Đây cũng là nền tảng công nghệ giúp chúng tôi xây dựng và phát triển EcoStruxure, mang đến sự đổi mới ở mọi cấp độ cho doanh nghiệp sử dụng.
Chuyển đổi tự động hóa không dễ thực hiện
- Là nhà lãnh đạo Schneider Electric, ông có lời khuyên nào cho doanh nghiệp sản xuất Việt khi chuyển đổi tự động hóa trong thời điểm hiện tại?
- Để đạt những lợi ích của môi trường sản xuất công nghiệp tương lai, việc xây dựng quy trình tự động hóa sản xuất cho doanh nghiệp nên được kết hợp từ bốn yếu tố cốt lõi.
Đầu tiên là tự động hóa dựa trên phần mềm hướng dữ liệu, cho phép doanh nghiệp thu thập và phân tích dữ liệu, mở rộng phạm vi hoạt động.
Thứ hai là thiết kế và xây dựng hệ thống thực sự mở. Điều này giúp doanh nghiệp tái sử dụng nguồn tài nguyên công nghệ sẵn có, tối ưu chi phí và linh hoạt phát triển theo xu hướng công nghệ hiện hành.
Thứ ba là tích hợp quản lý năng lượng và tự động hóa, giúp người vận hành dễ dàng đo lường được tác động của các quyết định, đồng thời tiết kiệm diện tích nhà máy, chi phí vốn dự án…
Cuối cùng, doanh nghiệp cần phát triển hệ sinh thái đối tác lớn mạnh, tạo điều kiện tích hợp các công nghệ khác từ nhiều bên.
Tự động hóa loại bỏ sai sót trong quy trình sản xuất từ những khâu đầu tiên.
- Theo ông, lĩnh vực nào cần gia tăng ứng dụng chiến lược và định hướng tự động hóa nhất?
- Với mức độ cạnh tranh cao đi cùng cơ hội phát triển lớn, ngành chế tạo máy nói chung và F&B cần nhanh chóng bắt kịp định hướng này. Đây cũng là hai nhóm ngành chúng tôi ưu tiên trong hoạt động sắp tới.
Là động cơ thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số trong quản lý năng lượng và tự động hóa, EcoStruxure giúp khách hàng của chúng tôi tối ưu hóa hiệu suất hệ thống. Bằng cách đảm bảo dữ liệu đủ điều kiện và cài đặt cấu hình lý tưởng, giải pháp IoT này cung cấp quyền truy cập các chế độ theo dõi dữ liệu năng lượng và năng lượng theo thời gian thực, từ đó xác định cơ hội để tăng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng.
Cụ thể, Schneider Electric cung cấp các giải pháp như Delta Robotics, PLC điều khiển chuyển động thế hệ mới Modicon, EcoStruxure Advisor quản lý máy thông minh…, thuộc 3 tầng kiến trúc EcoStruxure, cho ngành F&B áp dụng trên máy móc, dây chuyền sản xuất ở miền Nam; ngành công nghiệp ôtô, công nghệ bán dẫn, lắp ráp điện tử tại miền Bắc.
Chế tạo máy nói chung và F&B là hai nhóm ngành Schneider Electric ưu tiên trong hoạt động sắp tới.
Với những giải pháp hiệu quả, bền vững mà Schneider Electric phát triển và cung cấp, chúng tôi tin hành trình tự động hóa ngày càng dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam.