Data center được coi là trọng tâm của rất nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời đại công nghệ kỹ thuật số. Data center cho phép doanh nghiệp duy trì hiệu quả trong hoạt động hàng ngày như chạy ứng dụng và xử lý dữ liệu. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về data center, từ khái niệm, cấu trúc cho đến phân loại và ứng dụng.
Kiến thức cần biết về Data center, tiêu chí lựa chọn
Data center là gì?
Data center hay trung tâm dữ liệu là một cơ sở dữ liệu tập trung các hoạt động IT (công nghệ thông tin) và thiết bị của doanh nghiệp, nhà máy nhằm mục đích lưu trữ, quản lý và phân phối dữ liệu nội bộ. Do đó, data center đóng vai trò rất quan trọng đối với tính ổn định liên tục của các hoạt động hàng ngày. Không ngạc nhiên khi một trong những ưu tiên hàng đầu mà các doanh nghiệp đặt ra chính là an toàn bảo mật của hệ thống data center và dữ liệu bên trong.
Nếu như trước đây data center là cơ sở hạ tầng vật lý được quản lý nghiêm ngặt thì sự xuất hiện của công nghệ lưu trữ đám mây đã làm thay đổi mô hình hoạt động này. Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt yêu cầu data center vật lý không được kết nối Internet, hầu hết các hệ thống data center hiện nay đều đã được số hóa để xử lý công việc trên môi trường đám mây.
Lợi ích của Data center
Tiện lợi khi đánh giá quá trình hoạt động
Data center sẽ lưu trữ dữ liệu và có báo cáo xu hướng qua từng năm để có dữ liệu lịch sử, cho phép bạn dễ dàng nắm được những cải tiến đã thực hiện và những thay đổi mới cần thiết.
Tiết kiệm chi phí
Data center đóng vai trò vừa giám sát quản lý cơ sở và công nghệ thông tin vừa giám sát tài sản. Từ đó giúp bảo trì phòng ngừa và thay thế linh kiện để giảm thiểu các yêu cầu về ngân sách. Bên cạnh đó, data center còn tối ưu hóa các phòng trung tâm dữ liệu, giảm OpEx trong khi tối đa hóa hiệu quả năng lượng và bảo mật thông tin, giúp doanh nghiệp giảm chi phí vận hành.
Ngoài ra, data center còn là trung tâm lưu trữ dữ liệu chính cũng như là trung tâm sao lưu và khôi phục sau sự cố như mất điện. Nhờ vậy, hệ thống cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp luôn được đảm bảo tính liên tục, liền mạch trong quá trình hoạt động. Doanh nghiệp không cần tốn nhiều chi phí cho nhân sự, thiết bị để quản lý dữ liệu như trước.
Hiệu quả năng lượng cao
Lưu trữ dữ liệu an toàn
Đối tượng sử dụng Data center
Những doanh nghiệp có nhu cầu lưu trữ dữ liệu lớn như ngân hàng, hãng hàng không, bảo hiểm, truyền thông, bán lẻ, Fintech, ONS, .v.v. đều cần sử dụng Data center để đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin của khách hàng cũng như quản lý nội bộ. Từ đó, Data center trở thành một hạ tầng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay.
Ngoài ra, các cơ quan nhà nước hay tổ chức đối tượng nào cũng cần sử dụng Data center để lưu trữ các thông tin liên quan đến hoạt động của mình. Đặc biệt, những cơ quan quản lý thông tin như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, v.v. được xem như là đối tượng phải sử dụng đến Data center để đảm bảo tính bảo mật cho các thông tin mật của mình.
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, các công ty cấp dịch vụ, nhà cung cấp thiết bị viễn thông, các đối tác trong cùng ngành công nghệ cũng thường xuyên phải sử dụng Data center để đáp ứng các nhu cầu trong quá trình hoạt động. Chính vì vậy, Data center đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo giữ cho các thông tin của doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan luôn được an toàn và bảo mật hiệu quả nhất.
Giải pháp từ Schneider
Các giải pháp EcoStruxure gồm EcoStruxure IT, EcoStruxure Power và EcoStruxure Building, được thiết kế để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm chi phí hoạt động, đồng thời tăng cường tính sẵn sàng và tin cậy của hệ thống Data center trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó, chúng còn được tích hợp với các tính năng thông minh để giám sát, quản lý và phân tích dữ liệu từ các thiết bị và hệ thống trong Data center.
EcoStruxure IT cung cấp cho người quản lý Data center một bức tranh toàn diện về việc sử dụng năng lượng, dung lượng và hiệu quả hoạt động của các thiết bị trong hệ thống. Chúng bao gồm các công cụ để giám sát và theo dõi trạng thái của các thiết bị, đồng thời cung cấp các giải pháp quản lý năng lượng thông minh để cải thiện hiệu suất và giảm thiểu lượng rác thải điện tử của các thiết bị.
EcoStruxure Power cung cấp các giải pháp quản lý và đóng góp cho năng lượng, giúp người quản lý Data center theo dõi và kiểm soát lượng điện tiêu thụ của hệ thống. Ngoài ra, EcoStruxure Power mang đến những giải pháp điều khiển và giảm thiểu lượng rác thải điện tử, đảm bảo an toàn và tính sẵn sàng cho tất cả các thiết bị trong Data center.
EcoStruxure Building tập trung vào các giải pháp tiết kiệm năng lượng và tăng cường tính sẵn sàng của các hệ thống điều hòa, ánh sáng và quản lý môi trường trong Data center. Giải pháp này từ Schneider giúp người quản lý kiểm soát lượng năng lượng tiêu thụ và tối ưu hoá các quy trình môi trường trong hệ thống.
Với giải pháp EcoStruxure của Schneider, các Data center sẽ được quản lý và giám sát hiệu quả cũng như tiết kiệm năng lượng hơn. Từ đó giảm thiểu lượng khí thải ra môi trường và nâng cao độ tin cậy với hệ thống đang hoạt động. Các giải pháp EcoStruxure của Schneider chắc chắn là một sự lựa chọn tốt cho những ai muốn tối ưu hóa năng lượng và giảm thiểu chi phí hoạt động cho hệ thống Data center của mình.
Data center gồm những gì?
Hãy cùng điểm qua một số thành phần chính bên trong các data center này:
- Cơ sở vật chất: Thành phần đầu tiên cần nhắc đến khi nói về các Data Center chính là không gian để đặt các máy chủ (Server).
- Các hệ thống giúp duy trì và vận hành: Nguồn điện cho data center phải được cung cấp liên tục, trang bị hệ thống thông gió, điều hòa, phòng cháy chữa cháy, hệ thống làm ấm và ống xả,...
- Các công cụ, thiết bị IT giúp hỗ trợ cho hoạt động lưu trữ dữ liệu của data center và các công việc liên quan đến công nghệ thông tin khác.
- Nhân viên điều hành, quản lý và giám sát hoạt động của các thiết bị và cơ sở hạ tầng bên trong data center.
Phân loại data center
Nếu phân chia data center theo cấp độ thì sẽ có 4 cấp độ chính thức cũng là 4 tiêu chuẩn của data center từ thấp đến cao, bao gồm:
Tiêu chuẩn 1: Là tiêu chuẩn thấp nhất trong 4 tiêu chuẩn của data center, sở hữu các thiết bị IT được cung cấp từ đường dẫn cô lập. Hạ tầng cơ bản có độ sẵn sàng chấp nhận cao từ khoảng 99.67%. Tất cả đường dẫn, thành phần tham gia vào cấp độ 1 hoàn toàn không có sự dự phòng.
Tiêu chuẩn 2: data center sở hữu mức độ đáp ứng cao hơn mức độ tiêu chuẩn 1. Các cơ sở hạ tầng và thành phần cũng được dự phòng. Độ sẵn sàng chấp nhận hoạt động vào khoảng 99.741%.
Tiêu chuẩn 3: Tất cả các thiết bị thông tin ở cấp độ này được cung cấp bởi các nguồn điện kép và có cấu trúc liên kết phù hợp nhất. Các thiết bị IT của data center được cung cấp bởi nhiều đường dẫn độc lập có sự dự phòng đầy đủ. Tỷ lệ sẵn dàng duy trì cơ sở hạ tầng chiếm đến 99,982%.
Tiêu chuẩn 4: Data center cấp độ này sở hữu tất cả các hệ thống bảo vệ, làm lạnh độc lập hoàn toàn và được liên kết bởi nguồn điện chế độ kép. Mức độ sẵn sàng duy trì đạt gần như 100%: 99,995%.
Tiêu chí lựa chọn hạ tầng Data center
Căn cứ vào các tiêu chuẩn quốc tế về xây dựng data center thì một trung tâm dữ liệu phải đạt các yêu cầu về cơ sở hạ tầng như:
- Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng vững chắc, có khả năng chịu được nhiệt độ cao trong một thời gian dài. Nguồn lưới điện trải rộng và đảm bảo mọi thiết bị trong data center đều được cấp điện ổn định.
- Hệ thống điều hòa nhiệt độ trong data center phải sử dụng loại máy lạnh có thể điều chỉnh nhiệt độ chính xác bởi vì môi trường này đòi hỏi sự ổn định về nhiệt độ rất cao để đảm bảo độ mát cho các thiết bị hoạt động bình thường.
- Chỗ đặt máy chủ cần có hệ thống sàn nâng, thiết kế phẳng, đảm bảo độ thăng bằng cho các thiết bị không bị nghiêng. Sàn cũng phải chịu được tải trọng cho các thiết bị nằm ở trên.
- Có hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống mạng và phòng điều khiển trung tâm.
- Data center có hệ thống an ninh dùng đầu đọc thẻ hoặc sinh trắc học (vân tay, giác mạc) giúp tăng cường độ bảo mật, an ninh. Camera quan sát có thể sử dụng IP hoặc Analog camera để quan sát mọi hoạt động bên trong và bên ngoài trung tâm dễ dàng.
- Chỗ đặt server phải có hệ thống chiếu sáng đầy đủ theo đúng tiêu chuẩn.
Hiện nay, Schneider cung cấp hệ thống phần mềm Data Center Operation: Server Access có khả năng cung cấp quyền truy cập toàn bộ vòng đời vào Hệ điều hành (OS) của máy chủ và Thẻ quản lý cơ sở (BMC) để điều khiển nhiều thiết bị công nghệ từ một bảng điều khiển duy nhất thông qua quản lý từ xa.