Nhà máy thông minh: Lợi ích và hiệu quả trong dài hạn
Nhà máy thông minh là gì?
Hiểu một cách đơn giản, nhà máy thông minh (smart factory) là sự chuyển đổi từ nền sản xuất truyền thống mà con người phải tham gia tối đa vào tất cả các khâu sản xuất sang nền sản xuất sử dụng máy móc và tận dụng sức mạnh của khoa học công nghệ như Internet vạn vật (IoT), Big Data, Điện toán đám mây, AI. Với nhà máy thông minh, các thiết bị máy móc được lập trình để tự vận hành, thu thập và truyền đạt thông tin, con người chỉ quản lý và giám sát từ xa.
Lợi ích của nhà máy thông minh
Quản trị linh hoạt
Nhà máy thông minh ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến và thiết bị giám sát hiện đại cho phép việc quản lý hoạt động, vận hành của người sử dụng trở nên nhanh chóng và chính xác. Từ đó có thể phát hiện các vấn đề và đưa ra hướng giải quyết kịp thời, nâng cao trải nghiệm của người sử dụng về chất lượng dịch vụ.
Tối ưu vận hành
Với công nghệ Trí tuệ nhân tạo và hệ thống Big Data, nhà máy thông minh có thể lưu trữ và xử lý nhanh chóng một lượng dữ liệu lớn về quá trình vận hành của các bộ phận, trang thiết bị. Từ đó đưa ra phân tích và nhận định để cắt giảm thời gian xảy ra những sự cố gây gián đoạn và hoạt động hiệu quả hơn.
Trao quyền cho bộ phận vận hành
Nhà máy thông minh có khả năng truy cập vào các thông tin vận hành theo thời gian thực một cách nhanh chóng cùng các công nghệ đột phá để nâng cao sự an toàn và tính năng suất trong quá trình điều hành, bảo trì.
Giảm chi phí năng lượng
Một trong những lợi ích tuyệt vời nhất của nhà máy thông minh chính là cho phép duy trì nguồn năng lượng xuyên suốt và thân thiện bằng cách giảm thiểu điện năng, chi phí và lượng carbon phát thải. Đồng thời gia tăng khả năng kiểm soát và duy trì năng lượng liền mạch theo thời gian thực .
Bảo mật toàn diện
Nhà máy thông minh cho phép người sử dụng được vận hành ở mọi cấp độ khi thiết kế, đào tạo và quản lí về hệ thống bảo mật một cách toàn diện.
Hiệu quả của nhà máy thông minh
Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã công nhận các nhà máy và trung tâm phân phối thông minh (Smart Factories and Smart Distribution Centers) của Schneider Electric đang dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất thông minh.
Tính đến thời điểm hiện tại, Schneider Electric đã xây dựng rất nhiều nhà máy thông minh trên toàn cầu và đạt được những thành tựu ấn tượng bước đầu như tại Batam, Indonesia (giảm 44% thời gian gián đoạn sản xuất trong năm), Cavite, Philippines (tăng 14% năng suất và tiết kiệm 13% điện năng tiêu thụ),…
Bằng cách áp dụng công nghệ đột phá và sức mạnh của nền tảng Internet vạn vật công nghiệp (IoT) để thúc đẩy tối ưu hóa quy trình, các nhà máy này đã mở ra một bước ngoặt mới trong ngành công nghiệp sản xuất về các giá trị, sức mạnh và tiềm năng vô hạn của nền tảng IoT và sản xuất thông minh có thể mang lại.
Đối với các doanh nghiệp F&B, tính đến thời điểm hiện tại, Schneider Electric đang cung cấp bộ giải pháp toàn diện bao gồm: Sản xuất thông minh, hạ tầng thông minh, an toàn thực phẩm thông minh, hệ thống phân phối thông minh.
Còn với nhóm doanh nghiệp tập trung vào lĩnh vực nước và nước thải, Schneider có thể hỗ trợ các doanh nghiệp quản lý thông minh một cách đột phá và toàn diện các hoạt động tại nhà máy xử lý nước thải, nhà máy xử lý nước, nhà máy khử muối, quản lý tài nguyên nước, mạng lưới nước và nước thải. Với kiến trúc EcoStruxure, các giá trị mà chúng tôi mang lại cho các doanh nghiệp nước và nước thải bao gồm: tiết kiệm năng lượng lên đến 30%, tối ưu hóa hiệu suất vận hành lên đến 25% và giảm tới 20% chi phí sở hữu và đầu tư.
Các doanh nghiệp phù hợp để triển khai nhà máy thông minh
Theo đánh giá và phân tích của ông Yoon Young Kim - Tổng Giám đốc Schneider Electric Việt Nam & Campuchia, nhóm doanh nghiệp thuộc các ngành thực phẩm và giải khát, dược phẩm, nước và nước thải phù hợp để triển khai nhà máy thông minh. Đó là vì họ phải đối diện với áp lực sản xuất lớn trong một thị trường có mức cạnh tranh cao. Với mô hình nhà máy thông minh sở hữu ưu thế rõ ràng và đã được chứng minh thực tiễn, ông Kim tin rằng trong tương lai gần, các doanh nghiệp này sẽ lần lượt ứng dụng, chuyển đổi từng phần/ toàn phần để tạo nên sự đột phá trong vận hành, sản xuất.
Schneider Electric đã và đang thúc đẩy và triển khai các giải pháp nằm trong kiến trúc EcoStruxure cho nhà máy thông minh một cách mạnh mẽ. Ưu tiên của chúng tôi là các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm và giải khát bởi lĩnh vực này có tốc độ cạnh tranh và thay đổi quyết liệt hơn các nhóm ngành khác.
Thách thức khi triển khai nhà máy thông minh
Với kinh nghiệm trong lĩnh vực F&B, những thách thức mà các chủ doanh nghiệp cần thực sự ưu tiên trong giai đoạn hiện tại là:
- Phát triển bền vững và Hiệu quả sử dụng năng lượng thông qua giảm lượng phát thải khí carbon và nước bằng các quy trình được cải thiện, các công ty điện và hiệu quả sử dụng năng lượng của chuỗi cung ứng.
- Chiến lược vận hành tối ưu (Vận hành xuất sắc) khi loại bỏ sự kém hiệu quả và giúp đội ngũ quản lý sự phức tạp ngày càng tăng trong quy trình đồng thời tăng cường liên kết giữa phát triển bền vững và hiệu quả chi phí.
- Tối ưu chi phí thông qua việc giảm nhu cầu CAPEX (chi phí đầu tư) khi kéo dài tuổi thọ tài sản hiện hữu và giảm chi phí tổng thể bằng cách tổ chức hoạt động đơn giản hóa và giảm lãng phí năng lượng.
- Thông tin người tiêu dùng và an toàn thực phẩm khi ưu tiên bảo vệ giá trị của người tiêu dùng và cổ đông với ít rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm và sự minh bạch hơn của doanh nghiệp.
- Thực hiện cam kết thương hiệu bằng cách đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của khách hàng về chất lượng và phát triển bền vững với các sản phẩm phù hợp.