Nhãn hiệu của chúng tôi

Impact-Company-Logo-English Black-01-177x54

Chào mừng bạn đến với Trang web của Schneider Electric

Chào mừng đến với trang web của chúng tôi.

Công Dụng Cần Biết Về Relay Bảo Vệ Quá Dòng

Rơ le bảo vệ quá dòng là một thiết bị được sử dụng phổ biến trong hệ thống điện. Vậy relay bảo vệ quá dòng là gì? Chúng có công dụng và chức năng ra sao? Cùng khám phá chi tiết thông qua bài viết dưới đây!

Relay bảo vệ quá dòng là gì?

Relay (rơ le) bảo vệ quá dòng là một loại rơ le được sử dụng để bảo vệ hệ thống điện khỏi những tình huống quá tải dòng điện. Chúng được sử dụng để giám sát dòng điện và ngăn chặn bất kỳ thiết bị nào trong hệ thống điện hoạt động vượt quá ngưỡng dòng điện được thiết lập. Rơ le bảo vệ quá dòng có thể được sử dụng để bảo vệ đường dây truyền tải, máy biến thế, máy phát điện hoặc động cơ.

Nguyên lý hoạt động của Relay bảo vệ quá dòng

Khi một dòng điện chạy qua Relay, dòng điện này sẽ tạo ra một từ trường hút bằng cách chạy qua một cuộn dây trong relay. Từ trường hút này sẽ kích hoạt việc đóng hoặc mở các tiếp điểm điện bên trong relay thông qua đòn bẩy và làm thay đổi trạng thái của chúng.

Nói đơn giản hơn, Relay tương tự như một cánh cửa trung gian cho phép dòng điện có thể chuyển đổi qua lại giữa các thành phần. Relay giống như một “công tắc gián tiếp” có thể mở hoặc đóng dòng điện mà không làm hư hại các thành phần ở phía sau và có khả năng chịu được dòng điện cực lớn.

Một cách diễn đạt khác chính xác hơn là rơ le bảo vệ quá dòng hoạt động như một đòn bẩy trung gian, cho phép dòng điện nhỏ đi qua để mở hoặc đóng một dòng điện lớn hơn mà không cần kết nối dòng điện như một công tắc trực tiếp.

Cấu tạo relay bảo vệ quá dòng

Có nhiều loại Relay với cấu trúc khác nhau, từ loại 2 chân cho đến loại hàng chục chân. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả thì ít nhất cần 4 chân, với 2 chân cấp điện và 2 chân dẫn điện ra các thành phần khác. Ngoài ra, Relay cũng có nhiều chức năng và ứng dụng rộng rãi trong thực tế.

Rơ le đều có hai phần chính, đó là nam châm và mạch tiếp điểm.

  • Nam châm tạo ra lực hút giúp đảo trạng thái của rơ le từ NO (mở) sang NC (đóng) và ngược lại. Các ký hiệu NO và NC trong relay để bảo vệ dòng điện được gọi là Nature open và Nature close.
  • Mạch tiếp điểm của rơ le có nhiệm vụ cho phép dòng điện truyền qua khi được nam châm tác dụng lên và chúng được cách ly với cuộn hút.

Cấu tạo đơn giản đó đã giúp rơ le hoạt động tốt, không bị ảnh hưởng bởi các sự cố khác, dễ dàng thay thế và lắp đặt. Mặc dù rơ le có kích thước nhỏ nhưng chúng có thể chuyển hướng một dòng điện cực lớn và rất an toàn.

Công dụng của Relay bảo vệ quá dòng

Một trong những công cụ bảo vệ nguồn điện là Relay, chúng bảo vệ quá dòng và thấp dòng bằng cách chuyển đổi trạng thái dòng điện. Relay là một loại công tắc gián tiếp, chúng có thể mở hoặc đóng mạch điện mà không gây thiệt hại cho các thành phần bên trong và có thể xử lý các dòng điện lớn. Có nhiều loại relay khác nhau với các chức năng khác nhau. Relay đơn giản để sử dụng, dễ thay thế và an toàn mặc dù kích thước nhỏ. Rơ le bảo vệ quá dòng là một loại giám sát khi dòng điện ngắn mạch và nên được phối hợp với rơ le bảo vệ quá dòng lân cận.

Chức năng của rơ le bảo vệ quá dòng

Khi phát hiện ra điều bất thường, rơ le bảo vệ quá dòng sẽ có các chức năng sau:

  • Phần lỗi của hệ thống sẽ bị cô lập một phần.
  • Rơ le sẽ hoạt động nhanh để làm giảm thiểu thiệt hại và nguy hiểm.
  • Phân biệt và chỉ cô lập phần bị lỗi.
  • Độc lập và đáng tin cậy.
  • An toàn và có sự ổn định.
  • Giảm Chi phí bảo vệ và chống lại các mối nguy hiểm tiềm tàng.

Một số loại relay bảo vệ quá dòng

Instantaneous Overcurrent (Define Current) Relay

Rơ le bảo vệ quá dòng xác định dòng điện và hoạt động ngay lập tức khi dòng điện đạt đến giá trị được cài đặt trước đó.

  • Khi dòng tải vượt quá giá trị Pick-up của nó, rơ le sẽ hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Relay không có thời gian trễ.
  • Thời gian hoạt động của rơ le là không đổi.
  • Thời gian trễ do cố ý sẽ không thay đổi.
  • Rơ le nằm xa nguồn hoạt động với giá trị dòng điện thấp.
  • Dòng tải sẽ được tăng dần khi các relay khác hoạt động và dòng điện di chuyển về phía nguồn.
  • Relay hoạt động trong khoảng thời gian chỉ 0,1 giây hoặc ít hơn.
  • Rơ le bảo vệ quá dòng xác định được gọi là Time Overcurrent Relay.

Rơ le hiện đại có thể chứa nhiều giai đoạn bảo vệ, mỗi giai đoạn có các cài đặt riêng về dòng điện và thời gian.

Đặc điểm:

  • Thời gian hoạt động của relay là hằng số tức có giá trị không đổi.
  • Relay hoạt động độc lập và không bị ảnh hưởng bởi cường độ dòng điện lớn.
  • Rơ le có thể trì hoãn thời gian theo ý muốn.
  • Relay dễ dàng điều phối.
  • Thời gian đóng, mở của rơ le không phụ thuộc vào nguồn cấp dữ liệu hay vị trí lỗi dòng tải.

Inverse Time Overcurrent Relay (IDMT Relay)

Rơ le bảo vệ quá dòng được thiết lập với thời gian nghịch đảo. Để giải quyết những hạn chế của rơ le bảo vệ quá dòng có thời gian xác định, các rơ le bảo vệ thời gian tối thiểu (IDMT) đã được phát triển.

  • Moderately Inverse.
  • Very Inverse Time.
  • Extremely Inverse.

Đó là những thông tin hữu ích về rơ le bảo vệ quá dòng, mong rằng kiến thức bài viết sẽ giúp ích cho công việc và nghiên cứu của quý khách hàng cũng như bạn đọc.

Bạn cần trợ giúp?

Bắt đầu ở đây!

Tìm câu trả lời ngay. Tự tìm kiếm giải pháp, hoặc kết nối với một trong các chuyên gia của chúng tôi.

Liên hệ hỗ trợ

Liên hệ với nhóm chăm sóc khách hàng của Schneider để nhận thêm thông tin, được hỗ trợ kỹ thuật, trợ giúp khiếu nại và các thông tin khác.

Nơi mua hàng?

Dễ dàng tìm nhà phân phối Schneider Electric gần bạn nhất.

 Mở trong cửa sổ mới

Tìm kiếm câu hỏi thường gặp

Nhận câu trả lời bạn cần bằng cách duyệt tìm những Câu hỏi thường gặp (FAQ) liên quan đến chủ đề.

 Mở trong cửa sổ mới

Liên hệ bộ phận bán hàng

Đăng ký bán hàng trực tuyến và chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn.

Chat

Bạn có câu hỏi hoặc cần trợ giúp? Chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ bạn!