Nhãn hiệu của chúng tôi

Impact-Company-Logo-English Black-01-177x54

Chào mừng bạn đến với Trang web của Schneider Electric

Chào mừng đến với trang web của chúng tôi.

Tiếp điểm và cách lắp đặt chuẩn xác, an toàn

Tiếp điểm là khí cụ rất phổ biến và có tính ứng dụng cực kỳ quan trọng trong các hệ thống, thiết bị cơ điện. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về khái niệm và nguyên lý hoạt động của tiếp điểm. Trong bài viết sau, Schneider sẽ giúp bạn biết thêm những thông tin tổng quan về tiếp điểm cũng như cách lắp đặt tiếp điểm chuẩn xác, an toàn.

Tiếp điểm là gì?

Tiếp điểm là gì?

Hiểu một cách đơn giản, tiếp điểm hay tiếp xúc điện là nơi gặp gỡ chung của hai hay nhiều vật dẫn để cho dòng điện đi qua từ vật dẫn này sang vật dẫn khác. Bề mặt cho phép dòng điện đi qua được gọi là bề mặt tiếp xúc. Tiếp điểm là bộ phận không thể thiếu trong relay (rơle) hay contactor (công tắc tơ). Relay và contactor có hai loại tiếp điểm là tiếp điểm thường mở và tiếp điểm thường đóng, mỗi loại phù hợp với các ứng dụng khác nhau. Cụ thể như sau:

- Tiếp điểm thường mở (NO) sẽ cho phép dòng điện đi qua khi relay hoặc contactor được cấp điện. Nói một cách khác, khi nguồn điện được đặt vào các cực của relay hoặc contactor thì tiếp điểm này sẽ đóng lại.

- Tiếp điểm thường đóng (NC) lại cho phép dòng điện chạy qua khi relay hoặc contactor không được cấp điện. Khi nguồn điện được đặt vào, tiếp điểm thường đóng sẽ mở ra và ngắt dòng điện.

Ứng dụng của tiếp điểm

Relay và contactor thường có cả tiếp điểm NO và NC. Nhờ đó, các thiết bị này trở nên linh hoạt hơn và cho phép sử dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất hơn. Một số ứng dụng sẽ phù hợp với tiếp điểm NO, trong khi những ứng dụng khác lại phù hợp hơn để lắp đặt tiếp điểm NC.

Tiếp điểm thường mở rất hữu dụng trong các trường hợp mà thiết bị phải kích hoạt để phản hồi lại những tín hiệu cụ thể. Chẳng hạn như khi cảm biến phát hiện có người để chiếu sáng thì Tiếp điểm NO trong cảm biến sẽ đóng khi phát hiện có người, cấp nguồn cho các thiết bị chiếu sáng. Một ví dụ khác là trong hệ thống làm mát thiết bị. Khi nhiệt độ vượt quá một giới hạn đã được cài đặt thì tiếp điểm sẽ đóng và hệ thống làm mát sẽ kích hoạt để đảm bảo nhiệt độ trong giới hạn cho phép.

Ở chiều ngược lại, tiếp điểm thường đóng lại được ứng dụng rộng rãi trong những trường hợp cần một quá trình dừng lại để phản hồi một tín hiệu cụ thể. Chẳng hạn như máy bơm tự động. Khi bể chứa nước được bơm bằng máy bơm tự động và công tắc mức trên sử dụng tiếp điểm NC thì máy bơm sẽ hoạt động khi nước ở dưới mức đó nhưng sẽ ngưng vận hành khi bể chứa đầy. Một ứng dụng khác cũng rất quan trọng của tiếp điểm NC là bảo vệ động cơ. Khi động cơ có nhiệt độ quá cao, relay quá tải sử dụng tiếp điểm thường đóng sẽ mở ra để ngắt động cơ, đảm bảo an toàn cho thiết bị.

Nguyên lý hoạt động của tiếp điểm

Khi cấp nguồn điện trong mạch điện điều khiển (bằng với điện áp định mức của Contactor) vào hai đầu cuộn dây quấn trên phần lõi từ đã được cố định từ trước đó thì lực từ được sinh ra sẽ hút phần lõi từ di động sau đó hình thành mạch từ kín. Khi đó contactor sẽ bắt đầu trạng thái hoạt động (lúc này lực từ sẽ lớn hơn phản lực của lò xo). Nhờ bộ phận liên động về cơ giữa lõi từ di động và hệ thống tiếp điểm, tiếp điểm chính sẽ đóng lại và tiếp điểm phụ chuyển đổi trạng thái (khi thường đóng sẽ mở ra và khi thường hở sẽ đóng lại), trạng thái hoạt động này sẽ được duy trì. Khi nguồn điện ngưng cấp cho cuộn dây thì contactor trở về trạng thái nghỉ và các tiếp điểm lại trở về trạng thái ban đầu.

Cách lắp đặt tiếp điểm

- Việc lựa chọn tiếp điểm cũng là điều rất quan trọng. Hãy chọn lựa thiết bị thật kỹ càng với các thông số kỹ thuật phù hợp với các mục đích sử dụng để có thể lắp đặt đúng theo yêu cầu.

- Để lắp đặt tiếp điểm chính xác và an toàn, bạn cần nắm rõ và phân biệt được các kiểu lắp ghép nối dây sao cho đúng. Trước hết phải biết được dây nào nối với mạch động lực và bảng điều khiển nhằm hạn chế các sự cố không mong muốn với thiết bị.

- Nên có một sơ đồ các dây đã lắp nối để thuận tiện hơn cho quá trình kiểm tra, sửa chữa hoặc thay mới thiết bị sau này.

Cách lắp tiếp điểm phụ cho MCCB EasyPact CVS

engineer using powerpact IC device
Trong phần này, Schneider sẽ hướng dẫn chi tiết cách lắp đặt tiếp điểm phụ cho MCCB EasyPact CVS:

Bước 1: Mở cover của MCCB EasyPact CVS (lưu ý là MCCB EasyPact CVS phải ở vị trí trip)
Bước 2: Đấu dây cho tiếp điểm phụ
Bước 3: Cắt cover tại vị trí quy định để đưa dây tín hiệu ra.
Bước 4: Lắp đặt tiếp điểm phụ vào đúng vị trí.
Bước 5: Lắp lại cover
Bước 6: Thử On/ Off để kiểm tra lại lại Bạn có thể theo dõi video hướng dẫn cụ thể tại đây để thêm trực quan, sinh động.
Việc đấu nối tiếp điểm đúng cách rất quan trọng. Nó không chỉ đảm bảo cho thiết bị hoạt động tốt mà còn đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Vì vậy, nếu bạn chưa biết lắp đặt như thế nào thì hãy liên hệ với nhân viên chuyên nghiệp để được hỗ trợ lắp ghép đúng chuẩn.

Bạn cần trợ giúp?

Bắt đầu ở đây!

Tìm câu trả lời ngay. Tự tìm kiếm giải pháp, hoặc kết nối với một trong các chuyên gia của chúng tôi.

Liên hệ hỗ trợ

Liên hệ với nhóm chăm sóc khách hàng của Schneider để nhận thêm thông tin, được hỗ trợ kỹ thuật, trợ giúp khiếu nại và các thông tin khác.

Nơi mua hàng?

Dễ dàng tìm nhà phân phối Schneider Electric gần bạn nhất.

 Mở trong cửa sổ mới

Tìm kiếm câu hỏi thường gặp

Nhận câu trả lời bạn cần bằng cách duyệt tìm những Câu hỏi thường gặp (FAQ) liên quan đến chủ đề.

 Mở trong cửa sổ mới

Liên hệ bộ phận bán hàng

Đăng ký bán hàng trực tuyến và chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn.

Chat

Bạn có câu hỏi hoặc cần trợ giúp? Chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ bạn!